Nhà tuyển dụng dành 40% sự quan tâm
đến thái độ và kỹ năng giao tiếp của sinh viên
khi phỏng vấn xin việc.
Thiếu đi kỹ năng giao tiếp sẽ làm bạn đánh mất rất nhiều cơ hội trong tương lai. Yếu tố đầu tiên của sự thành công chính là việc bạn biết xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong giao tiếp với mọi người.
Trong cuộc sống, không phải ai cũng luôn dễ dàng mở rộng tấm lòng để đón chào người khác và kỹ năng giao tiếp tốt chính là cầu nối để mọi người cởi mở tấm lòng, tiếp nhận cảm xúc của nhau, đều hiểu được nhau.
Giữa một mê cung kiến thức về kỹ năng giao tiếp
nhưng lại thiếu về phương pháp để rèn luyện kỹ năng,
sinh viên không có nhiều cơ hội để biết cách
định hướng phát triển bản thân.
Với số lượng học viên giới hạn, chuyên gia là những giảng viên, thạc sỹ tâm lý có nhiều kinh nghiệm trong ngành sẽ hỗ trợ tốt nhất cho từng học viên.
Trước khi quyết định đến với bất cứ lớp kỹ năng nào, việc tìm hiểu về kiến thức
luôn giúp bạn có một thái độ học tập tích cực chủ động hơn.
Điều này sẽ không bao giờ là thừa và luôn xứng đáng
với thời gian, chi phí mà các bạn sẽ đầu tư.
Giao tiếp là gì?
○ Giao tiếp là quá trình hình thành và phát triển sự tiếp xúc giữa người với người được phát sinh từ nhu cầu hoạt động chung, bao gồm sự trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược tương tác thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác.
Bản chất trong giao tiếp?
○ Bản chất của giao tiếp là sự tương tác tâm lí, là quá trình trao đổi thông tin giữa người nhận và người gửi.
Chức năng của giao tiếp
○ Chức năng thông tin
○ Chức năng tiếp xúc
○ Chức năng kích thích
○ Chức năng định vị
○ Chức năng hiểu biết
○ Tạo động cơ
○ Hình thành các mối quan hệ
○ Chức năng gây ảnh hưởng
Mục tiêu trong giao tiếp
Giao tiếp có 4 mục tiêu sau :
- Chuyển tải được những thông điệp.
- Giúp người nhận hiểu những dự định của người phát tin.
- Nhận được sự phản hồi từ người nhận.
- Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người nhận.
Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả cuộc giao tiếp chính là phi ngôn ngữ.
2. Dáng điệu và cử chỉ
3. Trang phục
4. Nét mặt
5. Ánh Mắt
6. Nụ cười
7. Tay
8. Động chạm
9. Khoảng cách
10. Cử động tay…
Chẳng hạn như khi nói chuyện với người khác, việc nhìn thẳng vào mắt họ thể hiện sự tôn trọng, đó là phép lịch sự tối thiểu. Có đôi khi chúng ta không cần nói gì, chỉ cần nhìn vào ánh mắt là có thể hiểu thông điệp mà người khác truyền tải. Tình bạn, tình yêu, hy vọng, vui , buồn,… chúng ta có thể thấy được tất cả qua “cửa sổ tâm hồn” ấy.
Một số điều nên tránh khi sử dụng tay trong giao tiếp:
○ Khoanh tay: tạo sự xa cách, phòng thủ. Tâm lý học phân tích rằng con người luôn có xu hướng tự bảo vệ mình với các tác động xấu bên ngoài. Một người khoanh tay nghĩa là họ chưa cởi mở, đang dò xét.
○ Cho tay vào túi quần: Mang lại cảm giác kênh kiệu, thiếu hoà nhập (đàn ông hay mắc phải).
○ Trỏ tay: Không ai thích bị trỏ tay vào mặt vì vậy khi thuyết trình chúng ta cũng không nên chỉ tay vào thính giả.
○ Cầm bút hay que chỉ: Tránh vì khi cầm bút trên tay, bàn tay của ta sẽ không thể vung linh hoạt tự nhiên được. Hơn nữa, cầm đồ vật trên tay ta cũng sẽ rất dễ vung nó theo đà tay vung.
○ Tay là bộ phận linh hoạt nhất, thể hiện nhiều thông điệp vô hình nhất, do đó, các động tác về tay phải được tập rất kỹ. Trong nền văn hoá Á đông chúng ta, khi nói ít vung tay. Nếu vung tay nhiều thường bị coi là không khiếm tốn, không lễ phép. Tuy nhiên, ngày nay khi hội nhập quốc tế, chúng ta cũng phải thay đổi cho phù hợp
Dưới đây là 20 lời khuyên rút ra từ cuộc khảo sát trên Wall Street Jounal của hơn 2000 nhà tuyển dụng
1/ Đừng phàn nàn: 80% những người phải nghe bạn phàn nàn sẽ không quan tâm bạn nói gì. Như vậy, phàn nàn chẳng đem lại lợi lộc gì. Đừng phản ứng tiêu cực trước mỗi khó khăn, tốt nhất hãy tìm cách giải quyết vấn đề.
2/ Cười thật nhiều: Luôn tươi cười trong giao tiếp sẽ tạo được niềm tin với đối tác và bạn cũng sẽ nhận được thái độ tươi cười đáp lại của đối tác.
3/ Hãy lắng nghe thật sự và chân tình: Trong giao tiếp, nếu đối tác phát hiện bạn đang giả vờ lắng nghe họ, mọi nỗ lực của bạn trong trao đổi với người đó sẽ thất bại.
4/ Hãy khiến họ nghĩ họ quan trọng: Nếu bạn tỏ ra quý họ, cho họ thấy họ đáng quý biết chừng nào thì họ sẽ rất thích hợp tác với bạn.
5/ Thể hiện lòng biết ơn của bạn: Hãy cho họ thấy rằng, nếu không có họ, bạn khó có được thành công này.
6/ Hãy nói về sở thích của họ: Cái TÔI khiến mọi người thích nói về bản thân mình. Vì vậy, để tạo sự thân thiện với đối tác trong giao tiếp, hãy hiểu và nói đến sở thích của họ. Tuy nhiên, ngay cả khi nói về sở thích của họ, phải quan sát thái độ của đối tác để có cách ứng xử cho phù hợp. Nếu thấy họ hưởng ứng nghĩa là bạn đã tạo được sự thân thiện. Nếu họ không phản ứng thì có thể họ đang dè chừng hoặc họ khó tính, chỉ muốn nói đến công việc, đó là lúc bạn nên dừng việc nói về sở thích của họ.
7/ Hãy ghi nhớ từng cái tên: Cái tên của đối tác là từ ngữ ngọt ngào nhất mà người ta muốn nghe khi bạn nói chuyện với họ. Nếu bạn trót quên nó, hãy thay bằng những từ ngọt ngào khác: “Chào anh, may mà có anh đã giúp tôi hoàn thành công việc đó,…”.
8/ Hy sinh vì người khác: Hy sinh lợi ích của mình vì lợi ích của người khác là cách để họ nhớ đến bạn và sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Hãy tốt bụng và nhiệt tình với người khác trước, đừng chờ đợi người khác làm điều tốt với mình trước.
9/ Dùng những câu bông đùa làm giảm giá trị bản thân: Đừng ngại tự chọc quê mình. Trong một thế giới mọi người luôn nghĩ mình quan trọng thì những câu bông đùa tự làm giảm giá trị của bạn ngay tức khắc có thể khiến bạn trở nên thu hút. Chế nhạo những khuyết điểm của mình là cách thừa nhận nó nhẹ nhàng nhất, nhưng lại không làm người khác bị sốc. Sếp cũng chẳng mấy quan tâm tới những lời tự trào đó của nhân viên.
10/ Tạo sự tương đồng: Nếu bạn và đối tác có những điểm tương đồng như cùng quê, cùng có con nhỏ, cùng sở thích, cùng quan tâm tới chính trị,… Trong giao tiếp nếu bạn biết sử dụng sự tương đồng đó, tự khắc mối quan hệ giữa hai người trở nên khăng khít hơn, cuộc giao tiếp cũng nhờ thế sẽ trở lên tốt đẹp hơn.
11/ Tạo “sự thư giãn thân mật”: Khi cuộc nói chuyện có vẻ căng thẳng, có thể mời họ một ly trà nóng, hoặc khéo léo gợi những câu chuyện vui vẻ, đó là cách để “hạ hỏa” đối tác, giúp họ nhìn nhận bạn gần gũi hơn.
12/ Hãy nói về lỗi của chính mình trước khi đề cập đến lỗi của người khác: Nhận lỗi về mình trước là hành vi văn minh, dễ làm cho người khác tha thứ nhất.
13/ Đừng bảo thủ: Hầu hết mọi người hay mọi đối tác trong giao tiếp đều ghét làm việc/ trao đổi với người luôn cho rằng ý kiến của mình là “tối cao”.
14/ Xin lỗi: “Tôi sai rồi; Tôi xin lỗi” hoặc “Hãy bỏ qua cho tôi nhé” là những câu không quá khó nói. Không nên nợ ai một lời xin lỗi, người ta sẽ đánh giá bạn là không biết cách cư xử và không muốn hợp tác với bạn.
15/ Không nói chuyện phiếm khi bàn công việc: Đó là cách để bạn ngầm khẳng định rằng: Tôi là một người chuyên nghiệp, làm ra làm, chơi ra chơi.
16/ Đừng ngắt lời người khác và cũng không bao giờ cắt đứt suy nghĩ của họ: Ngắt lời hoặc cắt đứt suy nghĩ của người khác trong giao tiếp sẽ làm họ tức giận. Nếu bạn đã từng có hành vi đó, hãy đọc lại lời khuyên thứ 3 ở trên nhé.
17/ Không bao giờ nói “Bạn sai rồi”: Có nhiều cách để nói về lỗi của một người, nhưng một câu phủ nhận thẳng thừng như vậy có thể sẽ làm hỏng cả cuộc giao tiếp.
18/ Đừng trò chuyện/ trao đổi khi đang giận: Lúc giận, hầu hết chúng ta khó làm chủ được lời nói và khó trình bày được quan điểm của mình. Tương tự như vậy, đừng đến gặp gỡ và làm phiền người khác khi họ đang không vui.
19/ Hãy tự kiểm tra thói quen: Cũng như bất cứ quá trình tự trau dồi nào khác, bạn cần thường xuyên tự kiểm tra về cách bạn đối xử với người khác và tìm cách cải thiện những điểm yếu của bạn. Đó là một cách để bạn ngày càng nâng cao hiệu quả giao tiếp của mình.
20/ Tập luyện làm tốt những lời khuyên trên đây: Sẽ không có con đường tắt, không có cách nào để những mẹo trên có thể tự nhiên đến với bạn. Chỉ có tập luyện để làm tốt những lời khuyên trên thì bạn mới trở nên hoàn hảo trong giao tiếp.
○ Những thủ thuật sáng tạo để xây dựng nội dung
○ Các thủ thuật phá băng trong giao tiếp
○ Kỹ thuật gây ấn tượng ban đầu
○ Kỹ thuật nhớ tên người đối diện
○ Các phương pháp lắng nghe hiệu quả
○ Phương pháp đặt câu hỏi trong giao tiếp
○ Trả lời thông minh và dẫn dắt câu chuyện
○ Những thói quen tích cực để rèn luyện kỹ năng giao tiếp
○ Đọc vị người đối diện bằng phi ngôn ngữ
○ Tạo ấn tượng cuối cuộc trò chuyện
KHAI GIẢNG KHÓA HỌC BÁN TRÚ HÈ 2024: THÁCH THỨC BẢN LĨNH – TỰ TIN, ĐỘC LẬP, LỚN KHÔN
Chương trình Bán trú hè 2024 – THÁCH THỨC BẢN LĨNH được Trung tâm đào tạo Kỹ năng sống Ý Tưởng Việt thiết kế...
Xem tiếpKHAI GIẢNG KHÓA HỌC BÁN TRÚ HÈ 2023: HÈ BẢN LĨNH – DÁM THỬ THÁCH, DÁM LỚN KHÔN
Chương trình Bán trú hè 2023 - HÈ BẢN LĨNH được Trung tâm đào tạo Kỹ năng sống Ý Tưởng...
Xem tiếpCÂU LẠC BỘ NĂNG KHIẾU CÁ NHÂN KHÓA HỌC NHẢY HIỆN ĐẠI, CỜ VUA, MỸ THUẬT 2022 – CƠ HỘI CHO CON KHÁM PHÁ TÀI LẺ, PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Mỗi trải nghiệm mới đều là những thử thách thú vị giúp con khám phá bản thân, năm học mới...
Xem tiếpKHÓA HỌC TÔI TỰ TIN 2022 – TẠM BIỆT SỰ NHÚT NHÁT, “MỞ KHÓA” PHIÊN BẢN TỰ TIN TRONG CON
Sự tự tin không phải là “món quà” dành riêng cho những bạn nhỏ may mắn, đó là kết quả...
Xem tiếpKHÓA HỌC KHOA HỌC SÁNG TẠO 2022 – ĐỂ CON ĐƯỢC VUI HỌC KHÁM PHÁ, TỰ TIN “KHÁC BIỆT”
Theo các nhà khoa học, có đến 8 loại hình trí thông minh khác nhau như hình ảnh, không gian,...
Xem tiếpKHAI GIẢNG KHÓA HỌC MC NHÍ 2022 – CÙNG CON PHÁT TRIỂN SỰ TỰ TIN VÀ KỸ NĂNG NÓI TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG
Khóa đào tạo MC nhí, cơ hội rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp, nói trước đám đông,...
Xem tiếpWorkshop | Tham vấn, trị liệu hành vi nghiện “smartphone” ở trẻ em và vị thành niên 2022
Workshop Cung cấp các giải pháp để can thiệp và phòng ngừa hành vi nghiện điện thoại ở trẻ em...
Xem tiếpKHAI GIẢNG KHÓA HỌC BÁN TRÚ HÈ SÔI ĐỘNG 2022: SẮC MÀU CUỘC SỐNG – ĐỂ CON TỰ DO “TÔ” LÊN MÌNH NHỮNG GAM MÀU MỚI
Khóa học Bán trú hè sôi động 2022 - Sắc màu cuộc sống được Trung tâm đào tạo Kỹ năng...
Xem tiếpKhóa học kỹ năng hè 2021 – Mình là MC Nhí
Hè 2021 này, Ý Tưởng Việt mang đến khóa học kỹ năng Mình là MC nhí giúp các bạn nhỏ...
Xem tiếp