III. Rối loạn tâm thần
F20.8 [295.40] Rối loạn dạng phân liệt
A. Đáp ứng các tiêu chuẩn A, D, và F của tâm thần phân liệt.
B. Thời gian bị bệnh (bao gồm các giai đoạn tiền triệu, hoạt động và di chứng) kéo dài ít nhất 1 tháng nhưng ít hơn 6 tháng. (Khi buộc phải chuẩn đoán rối loạn này trong hoàn cảnh không có thời gian chờ đợi xem bệnh nhân có lành bệnh hay không, phải thêm vào chữ “tạm thời”).
Ghi rõ nếu:
Không có những đặc điểm tiên lượng tốt
Có những đặc điểm tiên lượng tốt: Khi có 2 (hoặc hơn) các triệu chứn sau:
(1) Các triệu chứng loạn thần quan trọng xuất hiện trong 4 tuần sau kho quan sát thấy những thay đổi đầu tiên về hành vi tác phong hoặc về hoạt động bình thường.
(2) Trạng thái lú lẫn hoặc bối rối xuất hiện tại thời điểm kịch phát của giai đoạn loạn thần
(3) Hoạt động xã hội và nghề nghiệp trước khi bị bệnh tốt
(4) Không có triệu chứng cảm xúc cùn mòn hay cảm xúc phẳng lặng
F25.x [295.70] Rối loạn cảm xúc phân liệt
A. Một giai đoạn bệnh không bị gián đoạn có đặc điểm bởi sự xuất hiện đồng thời hoặc một gia đoạn trần cảm chủ yếu, hoặc một giai đoạn hửng cảm hoặc một giai đoạn hỗn hợp xuất hiện với triệu chứng đáp ứng tiêu chuẩn A của tâm thần phân liệt.
Ghi chú: giai đoạn trầm cảm chủ yếu phải bao gồm tiêu chuẩn A1: Khí sắc trầm cảm
B. Trong cùng giai đoạn bệnh, có sự tồn tại các ý nghĩ hoang tưởng hay ảo giác trong tối thiểu 2 tuần nhưng không xuất hiện triệu chứng rối loạn khí sắc rõ rệt.
C. Các triệu chứng đáp ứng các tiêu chuẩn chuẩn đoán một giai đoạn rối loạn khí sắc phải chiếm một thời gian đáng kể trong toàn bộ các giai đoạn hoạt động và di chứng của bệnh.
D. Rối loạn không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất (ví dụ: chất gây lạm dụng, thuốc men) hoặc của một bệnh nội khoa tổng quát.
Phân loại thể:
.0 Thể lưỡng cực: nếu rối loạn bao gồm một giai đoạn hưng cảm hoặc một giai đoạn hỗn hợp (hay một giai đoạn hưng cảm hoặc một giai đoạn hỗn hợp và nhiều giai đoạn trầm cảm chủ yếu).
.1 Thể trầm cảm: nếu rối loạn chỉ gồm các giai đoạn trầm cảm chủ yếu.
F22.0 [297.1] Rối loạn hoang tưởng
A. Có các ý nghĩ hoang tưởng không kỳ dị tồn tại tối thiểu 1 tháng (nghĩa là liên quan đến các tình huống có thể gặp phải trong thực tế như bị theo dõi, bị đầu độc, bị lây nhiễ bệnh, được yêu từ xa, bị phản bội bởi vợ chồng hay người yêu hay bị một bệnh).
B. Không bao giờ đáp ứng đủ tiêu chuẩn A của tâm thần phân liệt. Ghi chú: Các ảo giác, xúc giác và ảo giác khứu giác có thể xuất hiện trong rối loạn hoang tưởng nếu chúng phù hợp với chủ đề của hoang tưởng
C. Ngoài tác động của các ý nghĩ hoang tưởng hay các phân nhóm của nó, không ghi nhận thấy các biến đổi rõ rệt của hoạt động cũng như không thấy sự lạ lùng hay kỳ dị rõ rệt của hành vi tác phong.
D. Trong trường hợp các giai đoạn rối loạn khí sắc và các ý nghĩ hoang tưởng xuất hiện đồng thời, tổng thời gian xuất hiện của rối loạn khí sắc phải ngắn hơn so với thời gian xuất hiện của hoang tưởng.
E. Rối loạn này không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất (ví dụ: chất gây lạm dụng, thuốc men) hoặc của một bệnh nội khoa tổng quát.
Ghi rõ loại: sự xác định các thể sau đây tùy thuộc vào chủ đề của hoang tưởng nổi bật:
Thể được yêu: các ý nghĩ hoang tưởng mà chủ đề là một người nào đó, thường ở địa vị cao hơn yêu say đắm.
Thể tự cao: các ý nghĩ hoang tưởng mà chủ đề là một ý nghĩ phóng đại về giá trị thực sự của bệnh nhân, về quyền lực, về sự hiểu biết, về lý lịch hay về một mối quan hệ đặc biệt giữa họ với thần thánh hoặc với một người nổi tiếng.
Thể ghen tuông: các ý nghĩ hoang tưởng mà chủ đề là người tình của bệnh nhân không chung thủy với họ.
Thể bị hại: các ý nghĩ hoang tưởng mà chủ đề là người ta bị đối xử không tốt đối với bệnh nhân (hoặc với một người gần gũi với bệnh nhân).
Thể cơ thể: các ý nghĩ hoang tưởng mà chủ đề là bệnh nhân bị một khiếm khuyết về mặt cơ thề (hoặc với một người gần gũi với bệnh nhân).
Thể hỗn hợp: các ý nghĩ hoang tưởng bao gồm từ 2 (hoặc nhiều hơn) các chủ đề trên nhưng không có chủ đề nào chiếm ưu thế nổi bật.
Thể không đặc hiệu.
F23.8x [298.8] Rối loạn tâm thần ngắn
A. Có một hoặc nhiều hơn triệu chứng sau đây:
(1) Các ý nghĩ hoang tưởng
(2) Các ảo giác
(3) Ngôn ngữ vô tổ chức (nghĩa là tư duy không liên quan)
(4) Hành vi vô tổ chức nặng nề hoặc căng trương lực
Ghi chú: không coi là triệu chứng khi mà các phản ứng được nền văn hóa chấp nhận.
B. Trong các gia đoạn bệnh, sự rối loạn (kéo dài tối thiểu một ngày nhưng ngắ hơn một tháng) kèm theo sự phục hồi hoàn toàn các chức năng như trước khi bị bệnh.
C. Rối loạn này không được giải thích rõ bởi một rối loạn khí sắc với các nét loạn thần, một rối loạn cảm xúc phân liệt hoặc tâm thần phân liệt và rối loạn này cũng không do tác động sinh lý trực tiếp của một chất (ví dụ: chất gay lạm dụng, thuốc men) hoặc của một bệnh nội khoa tổng quát.
Ghi rõ nếu:
.81 Với các yếu tố sang chấn rõ rệt (loạn thần phản ứng ngắn) nếu có triệu chứng xuất hiện ít lâu sau và rõ ràng là phản ứng với các sự kiện, đơn độc hoặc kết hợp, mà các sự kiện này có thể gây ra một số sang chấn rõ rệt ở đa số những người khác trong những hoàn cảnh tương tự và ở cùng nên văn hóa.
.80 không có các yếu tố sang chấn rõ rệt: nếu các triệu chứng loạn thần không xảy ra ít lâu sau hoặc không rõ rệt là phản ứng với các sự kiện đơn độc hoặc kết hợp, mà trong các sự kiện này có thể gây ra một số sang chấn rõ rệt ở đa số những người khác trong những hoàn cảnh tương tự và ở cùng nên văn hóa.
Với khởi phát sau sanh: Nếu các triệu chứng xuất hiện trong vòng 4 tuần sau khi sanh.
F24 [297.3] Rối loạn loạn thần chia sẻ (điên tay đôi)
A. Xuất hiện các ý nghĩ hoang tưởng của một người trong bối cảnh của mối quan hệ gần gũi với một hoặc nhiều người khác đã có ý nghĩ hoang tưởng rõ rệt.
B. Nội dung các ý nghĩ hoang tưởng của bệnh nhân tương tự với nội dung hoang tưởng mà những người khac đã có.
C. Rối loạn này không được giải thích rõ bởi một rối loạn loạn thần khác (ví dụ: tâm thần phân liệt) hoặc một rối loạn khí sắc với những nét loạn thần và cũng không do tác động sinh lý trực tiếp của một chất (ví dụ: chất gây lạm dụng, thuốc men) hoặc của một bệnh nội khoa tổng quát.
F06. x [297.xx] Rối loạn loạn thần do… (ghi tên bệnh nội khoa tổng quát)
A. Các ảo giác hoặc hoang tưởng nổi bật.
B. Sau khi xem xét bệnh sử, khám cơ thể và làm các khám nghiệm bổ sung, có bằng chứng rối loạn loạn thần này là do hâu quả sinh lý trực tiếp của một bệnh nội khoa tổng quát.
C. Rối loạn này không được giải thích rõ bởi một rối loạn loạn thần khác.
D. Rối loạn không xảy ra đơn độc trong tiến triên của sảng.
Ghi mã được dựa trên triệu chứng nổi bật:
.2 [.81] Với các ý nghĩ hoang tưởng: nếu ý nghĩ hoang tưởng là triệu chứng nổi bật
.0 [.82] Với các ảo giác: nếu với các ảo giác là triệu chứng nổi bật
Chú ý ghi mã: Ghi tên của bệnh nội khoa tổng quát trên mục I. Ví dụ: F06.2[298.81] rối loạn loạn thần do ung thư phổi, với các ý nghĩ hoang tưởng cũng ghi mã của bệnh nội khoa tổng quát trên mục III (xem phụ lục G về mã hóa).
Chú ý ghi mã: Nếu các ý nghĩ hoang tưởng là một phần của một tình trạng sa sút tâm thần đã tồn tại từ trước thì chỉ rõ các ý nghĩ hoang tưởng bằng cách mã hóa dựa theo các thể nhỏ thích hợp của tình trạng sa sút tâm thần này nếu có thể được. Ví dụ: F00.11 [292.20] Sa sút tâm thần loại Alzheimer, khởi phát muộn, kèm các ý nghĩ hoang tưởng.
F1x.5 Rối loạn loạn thần gây ra bởi một chất
A. Các ảo giác hoặc các ý nghĩ hoang tưởng chiếm vị trí hàng đầu. Ghi chú: không tính đến các ảo giác mà bệnh nhân nhận thức được rằng chúng được gây ra bởi một chất.
B. Sau khi xem xét bệnh sử, khám cơ thể hay các khám nghiệm bổ sung. Có bằng chứng về (1) hoặc (2).
(1) Các triệu chứng của tiêu chuẩn A đã xuát hiện torng thời gian ngộ độc hay thời gian cai một chất, hoặc trong vòng một tháng sau đó
(2) Việc sử dụng thuốc có liên quan về mặt nguyên nhân với rối loạn loạn thần
C. Rối loạn này không được giải thích rõ bởi một rối loạn loạn thần không được gây ra bởi một chất. Các biểu hiện sau đây có thể cho phép xác định những triệu chứng nào có thể quy cho rối loạn loạn thần không gây ra bởi một chất: Các triệu chứng xuất hiện trước lúc bắt đầu việc sử dụng một chất (hoặc sử dụng thuốc); các triệu chứng tồn tại torng một thời gian đáng kể, (nghĩa là khoảng 1 tháng) sau khi chấm giứt giai đoạn cai nghiện cấp hoặc giai đoạn ngộ độc nặng, hoặc các triệu chứng tồn tại vượt quá thời gian mà người ta chờ đợi đối với một chất nào đó, đối với số lượng chất đã sử dụng hoặc thời gian sử dụng; hoặc có các yếu tố khác rõ rệt gợi ý sự hiện diện độc lập của một rối loạn loạn thần không gay ra bời một chất (ví dụ: tiền sử có các giai đoạn bệnh tái phát không liên quan đến một chất).
D. Rối loạn này không xảy ra đơn độc trong tiến triển của sảng.
Ghi chú: phải nghĩ đến chuẩn đoán này và không được chuẩn đoán một tình trạng ngộ độc một chất hay một tình trạng cai một chất chỉ khi nào triệu chứn vượt qua mức độ mà người ta thường thấy trong tình trạng ngộ độc hoặc hội chứng cai hoặc ghi chú các triệu chứng đủ nặng buộc phải chú ý khi khám lâm sàng.
Ghi mã: Các rối loạn tâm thần gây ra bởi một chất đặc hiệu:
F10.51 [291.5] Rượu, kèm các ý nghĩ hoang tưởng
F 10.52 [291.3] Rượu kèm ảo giác
F15.51 [292.11] Amphetamine (hay chất thuộc họ Amphetamine), kèm theo các ý nghĩ hoang tưởng
F15.52 [292.12] Amphetamine, (hay chất thuộc họ Amphetamine) kèm ảo giác
F12.51 [292.11] Cần sa, kèm các ý nghĩ hoang tưởng
F12.52 [292.12] Cần sa, kèm ảo giác
F14.51 [292.11] Cocaine, kèm các ý nghĩ hoang tưởng
F14.52 [292.12] Cocaine, kèm ảo giác
F16.51 [292.11] Các chất gây ảo giác, kèm các ý nghĩ hoang tưởng
F16.52 [292.12] Các chất gây ảo giác, kèm ảo giác
F11.51 [292.11] Các chất á phiện, kèm các ý nghĩ hoang tưởng
F11.52 [292.12] Các chất á phiện, kèm ảo giác
F19.51 [292.11] phencyclidine (hay chất tương tự), kèm các ý nghĩ hoang tưởng
F19.52 [292.12] phencyclidine (hay chất tương tự), kèm thao ảo giác
F13.51 [292.11] Các thuốc êm dịu, thuốc ngủ hay thuốc giải lo âu, kèm các ý nghĩ hoang tưởng
F13.52 [292.12] Các thuốc êm dịu, thuốc ngủ hay thuốc giải lo âu, kèm ảo giác
F19.51 [292.11] Chất khác (hoặc các chất chưa biết), kèm các ý nghĩ hoang tưởng
F19.52 [292.12] Chất khác (hoặc các chất chưa biết), kèm thao ảo giác
Chú ý khi ghi mã: mã chuẩn đoán tùy thuộc vào hoang tưởng hay ảo giác nổi bật trong bệnh cảnh lâm sàng
Ghi rõ cách thức xuất hiện:
Với khởi phát trong lúc ngộ độc: Khi đáp ứng các tiêu chuẩn của tình trạng ngộ độc một chất và các triệu chứng xuất hiện trong lúc ngộ độc.
Với khởi phát trong lúc có hội chứng cai: Khi đáp ứng các tiêu chuẩn của tình trạng ai nghiện một chất và các triệu chứng xuất hiện trong lúc hoặc ít lâu sau hội chứng cai.
F29 [298.9] Rối loạn loạn thần không đặc hiệu
Loại này bao gồm các triệu chứng loạn thần (ví dụ: các ý nghĩ hoang tưởng, ảo giác, ngôn ngữ vô tổ chức, hành vi tác phong vô tổ chức nặng nề hoặc căng trương lực) mà người ta thiếu thông tin thích hợp để có thể chuẩn đoán chính xác hoặc ngườ ta có nhiều thông tin mâu thuẫn nhau hoặc bao gồm các rối loạn kèm triệu chứng loạn thần nhưng không đáp ứng các tiêu chuẩn chuẩn đoán của bất kỳ rối loạn tâm thần đặc hiệu nào cả.
(1) Loạn thần sau sanh không đáp ứng các tiêu chuẩn của một rối loạn khí sắc kèm những đặc tính loạn thần. một rối loạn loạn thần ngắn, một rối loạn loạn thần do một bệnh nội khoa tổng quát hay một rối loạn loạn thần gây ra bởi một chất hướng thần.
(2) Các triệu chứng loạn thần kéo dài ít hơn 1 tháng nhưng vẫn chưa cải thiện, do đó không đáp ứng các tiêu chuẩn chuẩn đoán rối loạn loạn thần ngắn.
(3) Ảo giác thính giác dai dẳng mà không có các triệu chứng khác.
(4) Các ý nghĩ hiang tưởng không kỳ dị dai dẳng cùng với mộ giai đoạn rối loạn khí sắc cùng xuất hiện trong một khoảng thời gian quan trọng của rối loạn hoang tưởng.
(5) Các hoàn cảnh mà bác sĩ đã xác định rằng có một rối loạn loạn thần nhưng không thể xác định được là rối loạn này có phải là nguyên phát hay do một bệnh nội khoa tổng quát hay do một chất gây ra.
Ý TƯỞNG VIỆT – LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC | Tổng kết chương trình Tư vấn tâm lý – Giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ 2023 – 2024 và Ký kết hợp tác giai đoạn 2024 – 2025
Vừa qua, Nhà Ý Tưởng Việt cùng LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC phối hợp tổ chức LỄ TỔNG KẾT "CHƯƠNG...
Xem tiếpDự án Phát triển Tâm lý học đường quận Tân Phú | Đi thăm Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân – Khám phá 3 hiểu lầm thường gặp khi nhắc đến phòng Tâm lý học đường
Cùng Ý Tưởng Việt tham quan Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân nhé!
Xem tiếpĐón đoàn sinh viên Đại học Quốc tế Sài Gòn đến tham quan và trải nghiệm thực tế nghề nghiệp
Vừa qua, Ý Tưởng Việt rất vui được đón đoàn sinh viên chuyên ngành Tâm lý học đến từ Đại...
Xem tiếpDự án “Tư vấn tâm lý học đường trường TH Đoàn Thị Điểm” | Tập huấn bồi dưỡng giáo viên “Kỹ năng tham vấn dành cho học sinh tiểu học”
Ý Tưởng Việt phối hợp Trường TH Đoàn Thị Điểm mang tới CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN...
Xem tiếpToạ đàm “Nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ tinh thần học sinh” quận 8 – Khởi đầu chặng đường hợp tác nhân văn, vì một thế hệ trẻ bản lĩnh
Vậy là Tọa đàm "NÂNG CAO NĂNG LỰC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN HỌC SINH" QUẬN 8 đã khép...
Xem tiếpDự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Chuyên đề “Nhận diện những khó khăn tâm lý của con và các giải pháp”
Coi sự đồng bộ giữa gia đình - nhà trường là yếu tố then chốt trong công tác tư vấn...
Xem tiếpDự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Ra mắt phòng Tâm lý học đường – Chuyên đề “Em biết chăm sóc sức khoẻ tinh thần”
Tiếp nối những nỗ lực trong hành trình xây dựng môi trường học đường hạnh phúc, nhân rộng ý nghĩa...
Xem tiếpBác sĩ tâm lý Online 2024
Những lúc chúng ta không thể giải quyết các vấn đề và các khó khăn tâm lý của bản thân,...
Xem tiếpDịch vụ Tư vấn tâm lý 2024
Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt với các chuyên gia "bác sĩ" tâm lý hàng đầu GS.TS....
Xem tiếp