Những suy nghĩ ấy cứ thường xuyên xuất hiện và ám ảnh trong tâm trí tôi làm tôi cảm thấy chán nản, mệt mỏi,… và tuyệt vọng. Nhiều lúc tôi chỉ muốn chết đi cho xong. Sao tôi lại ra thế này?
Ở mỗi người chúng ta thường có những mẫu cấu trúc câu tự nói với chính mình, chúng xuất hiện một cách tự động trong những tình huống của cuộc sống. Nếu bạn không ý thức được điều này và không khéo điều chỉnh ý nghĩ, khổ đau sẽ đến với bạn.
Tất cả những điều này sẽ tạo thành một loại từ trường chi phối đến thân và tâm bạn có tác dụng thúc đẩy thể chất lẫn tinh thần theo hướng tích cực. Bạn đang dọn đường cho sự phát triển của bản thân.
Loại từ trường tiêu cực này sẽ góp phần không nhỏ trong việc cản trở sự phát triển của bạn và tạo nên tâm bệnh. Chính bạn đang lấy đá đè mình.
Như vậy, bạn sẽ như thế nào tùy thuộc rất lớn vào những điều mà bạn nói với chính mình. Bạn có quyền quyết định chuyện này. Vậy tại sao chúng ta lại nói với chính mình những điều tiêu cực?
Những vấn đề này nếu không được giải quyết dứt điểm và bạn cũng không được dạy cách thoát ra tình trạng này thì chúng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến bạn và trở thành một thuộc tính ổn định trong tiến trình nhận diện vấn đề của bạn. Bạn sẽ trở nên dễ khiển trách và nói những điều tiêu cực với bản thân và người khác thay vì chịu trách nhiệm với cảm xúc và hành vi của chính mình.
Ở người trưởng thành, những tình huống mà bạn thường tự nói với chính mình tiêu cực như: khi bạn quá cầu toàn, lo lắng nhiều, luôn cảm giác mình là nạn nhân, chỉ trích bản thân, lòng tự tôn thấp, ám ảnh sợ, cơn hoảng loạn, lo âu, trầm cảm và tuyệt vọng.
Bạn cần dành thời gian cho chính mình, dùng ý thức quan sát, ghi nhận những suy nghĩ của bản thân trong những tình huống khác nhau. Sau đó phân loại chúng, chuyển hóa chúng. Nếu được thực hiện đều đặn như thế trong một khoảng thời gian, bạn sẽ hình thành một thói quen mới đối với việc nói với chính mình. Ngoài ra, bạn cần hoàn tất, chấp nhận và buông bỏ những trải nghiệm tiêu cực/đau khổ, thất bại,… trong quá khứ. Nếu bạn gặp khó khăn khi tự mình vượt qua vấn đề này thì chuyên gia tâm lý, nhân viên công tác xã hội có thể giúp bạn.
Tác giả bài viết: Ý Tưởng Việt
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn