Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi và dẫn đến việc giảm sút năng suất lao động.
WHO định nghĩa BURNOUT là “hội chứng gây ra bởi căng thẳng mãn tính không kiểm soát được ở nơi làm việc”. Người mắc hội chứng này sẽ có các đặc điểm như sau: cảm thấy cạn kiệt năng lượng hay kiệt sức, cảm thấy ngày càng xa cách về mặt tinh thần - tức cảm thấy tiêu cực, hoài nghi - với công việc mình đang làm và cuối cùng là hiệu quả chuyên môn giảm sút.
Trong danh sách ICD-10 (Phân loại thống kê quốc tế về các bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan) được áp dụng từ năm 2016, “cháy sạch” được định nghĩa đơn giản là “tình trạng cạn kiệt sức sống” và xếp vào mục “Các vấn đề liên quan đến giải quyết khó khăn trong cuộc sống”.
Những vị “khách hàng tiềm năng” của hội chứng này thường là những người trẻ, hằng ngày vùi đầu trong công việc. Biểu hiện ban đầu của hội chứng này thường là:
Kiệt sức: Nếu bạn luôn về nhà trong tình trạng mệt mỏi và không còn chút năng lượng để làm bất cứ chuyện gì.
Chán nản với những vấn đề có liên quan đến công việc: người mắc phải hội chứng burnout thường cảm thấy công việc của họ nặng nề.
Bắt đầu đặt câu hỏi “Liệu mình có thích công việc này không?”. Tách mình khỏi tập thể và trở nên khó hợp tác.
Các triệu chứng vật lý có thể kể đến cảm thấy đau nhức ở vùng bụng, lưng hay toàn cơ thể.
Hiệu quả công việc giảm sút: Vì luôn cảm thấy chán nản với công việc của bản thân, dẫn đến không tập trung trong việc thực hiện các nhiệm vụ hằng ngày. Hãy nhanh chóng lên kế hoạch công việc hiệu quả cho cả ngày dài năng suất.
Các dấu hiệu trên không thật sự xác định được chính xác bạn có đang trong tình trạng BURNOUT hay không. Vì thế nếu muốn chẩn đoán chính xác, tốt nhất vẫn nên tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.
Theo Mayo Clinic, BURNOUT không chỉ gây cảm giác chán chường và mệt mỏi. Nếu bị xem nhẹ, hội chứng này có thể dẫn đến những hậu quả đáng kể như căng thẳng quá mức, suy nhược, mất ngủ, dễ buồn bã, tức giận hoặc cáu kỉnh. Tệ hơn, người kiệt sức vì công việc có thể sẽ lạm dụng rượu hoặc chất gây nghiện và dễ mắc bệnh tim, tiểu đường tuýp 2 hay huyết áp cao.
Và vì “cháy sạch” không phải là bệnh nên không có cách chữa trị cụ thể, mà chỉ có các khuyến nghị để tránh rơi vào tình trạng trên. Dưới đây là một vài lới khuyên có thể giúp bạn ứng phó với tình trạng này:
Thông báo với người quản lý hoặc phòng nhân sự để có thể tìm ra giải pháp giúp tạm thời giảm bớt số lượng công việc.
Thay đổi môi trường làm việc cũng rất hiệu quả trong việc giảm thiểu năng lượng tiêu cực và căng thẳng. Hãy thử bố trí một vị trí mới trong văn phòng, sắp xếp lại nơi làm việc để tránh bị sao nhãng bởi những yếu tố xung quanh.
Xin nghỉ phép để có thể dành thời gian hồi phục bản thân. Chúng ta luôn lấy lại năng lượng nhanh nhất khi có nhiều thời gian hơn dành cho chính mình.
Có thể việc bản trở nên kiệt sức là do đã dành quá nhiều sự ưu tiên của bản thân cho một thứ gì đó, và nó không thành công. Hãy đảm bảo bạn đang dành thời gian cho đúng việc và đúng mục đích.
Chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Ngủ đủ giấc để luôn tỉnh táo và làm việc hiệu quả. Ngủ đủ giấc còn giúp bạn giảm thiểu tình trạng cáu gắt, dễ nổi nóng.
Bạn cũng có thể tìm đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của các chuyên gia về tâm lý. Trung tâm Tư vấn tâm lý & Chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn nhận diện các vấn đề tâm lý mà bạn có thể đang mắc phải và cùng bạn vượt qua.
Xã hội ngày càng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn buộc chúng ta dần phải thích ứng với tốc độ của nó. Hội chứng BURNOUT không chừa bất cứ ai, đặc biệt là người trẻ. Tuy vậy, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, hãy giữ gìn sức và nâng cao sức khỏe bản thân để có thể luôn giữ trạng thái làm việc hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với Ý Tưởng Việt để được hỗ trợ kịp thời bạn nhé!
Hội chứng 'Burnout': 'sức tàn lực kiệt' ở chỗ làm, báo https://tuoitre.vn.
Hội chứng burnout ở người trẻ và cách “chữa cháy”, www.jobhopin.com
Tác giả bài viết: Ý Tưởng Việt
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn