Không nhất thiết phải tặng quà hay mời cơm mới là thể hiện sự quan tâm. Đơn giản hơn, bạn chỉ cần cố gắng nói trong 35 – 40 % thời gian của cuộc nói chuyện và thời gian còn lại là lắng nghe. Chú ý là lắng nghe một cách cực, chứ không phải là gật gù cho qua chuyện.
Không hẳn hôm nào cũng đi ăn với đồng nghiệp nhưng vài bữa trưa hay bữa tối mỗi tuần với họ sẽ giúp mối quan hệ này bền chặt hơn.
Người khác sẽ hụt hẫng ra sao khi hỏi lại một vài điều họ cảm thấy hứng thú trong cuộc nói chuyện trước đó mà bạn lại không nhớ gì cả. Họ quan tâm đến những điều bạn nói và bạn cũng nên làm như vậy.
Hãy sẵn sàng chia sẻ một chút thông tin cá nhân của mình. Nó khiến bạn gần gũi hơn với mọi người.
Ăn nói khéo léo không phải là một tài năng bẩm sinh đối với tất cả mọi người. Nó chỉ đến một cách tự nhiên khi bạn học, luyện tập và ứng dụng thích hợp.
Nếu bạn cho rằng ăn nói khéo léo giúp mình thăng tiến là xu nịnh, là lừa dối, là không công bằng, bạn cần thay đổi quan điểm đó. Bạn đã không đánh giá đúng tầm quan trọng của kĩ năng giao tiếp trong sự nghiệp và cuộc sống của mình. Hãy thử tưởng tượng xem, bạn sẽ thành công nhanh hơn khi có cả khả năng và kỹ năng giao tiếp tốt hay khi chỉ có khả năng?
Tác giả bài viết: Sưu tầm
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn