• "Kỹ năng" là khả năng thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó. Có nhiều điều ta biết, ta nói được mà không làm được.
• Như vậy luôn có khoảng cách giữa thông tin, nhận thức và hành động và nói như thế nghĩa là kỹ năng và Kỹ năng mềm không thuộc yếu tố bẩm sinh của con người.
• Nói thế để dễ dàng nhận thấy muốn có được Kỹ năng mềm, không thể là sự "chín muồi" của những yếu tố, hay cũng không hẳn là sự "phát sáng" theo kiểu bẩm sinh nghĩa là đã có sẵn Kỹ năng mềm ở chủ thể.
• Tất cả đều phải trải qua sự nổ lực tập luyện và phát triển một cách đích thực, có biện pháp, phương pháp và sự tích cực của chủ thể.
• Có thể nhận ra rằng việc con người việc con người được rèn luyện ở một nghề nghiệp ngoài những yêu cầu đạo đức nghề nghiệp thì kỹ năng nghề theo mô hình thao tác nghề nghiệp đạt sản phẩm luôn được ưu tiên. Chính vì thế, những kỹ năng cơ bản và đặc trưng của nghề nghiệp thường được ưu tiên đào tạo và phát triển.
• Trên diễn tiến đó, những kỹ năng hỗ trợ cho nghề hoặc tạo điều kiện để vận dụng những kỹ năng mang tính thao tác ấy lại có thể bị bỏ rơi hoặc bỏ quên. Vì thế, sự thiếu hụt Kỹ năng mềm ở sinh viên và người lao động đã diễn ra.
• Thực tế cho thấy, Kỹ năng mềm thường khó khăn hơn để "có được" vì tính chất đặc thù của nó trong mối quan hệ với con người và hoàn cảnh. Mặt khác, chính mô hình mang tính chất "giới hạn chi tiết và cụ thể" của những Kỹ năng mềm cũng không dễ dàng xác định được khi so sánh với các kỹ năng cụ thể về nghề.
• Khác với sự hiểu biết trên bình diện lí thuyết cùng các kiến thức và một số kỹ năng nghề cụ thể được hình thành bằng con đường truyền đạt hay cung cấp lý thuyết và mô hình thử nghiệm. Kỹ năng mềm không thể hình thành bằng con đường truyền đạt những thông tin lý thuyết hay thậm chí là kinh nghiệm về kỹ năng ấy.
• Nếu quan niệm rằng đây là kỹ năng thiên về con người, kỹ năng thiên về sự thích ứng và linh hoạt thì chỉ khi chủ thể trải nghiệm một cách đích thực với kỹ năng ấy, với những thách thức hoặc với một "cung bậc" có tồn tại những thao tác của kỹ năng để chủ thể chiếm lấy bằng hành vi thì Kỹ năng mềm ấy mới thực sự bắt đầu tồn tại. Con đường ấy thực chất là sự trải nghiệm. Vì vậy, việc hình thành Kỹ năng mềm chỉ bằng một buổi nói chuyện chuyên đề hay các lớp học theo mô hình lý thuyết - không trải nghiệm cá nhân thì không phải và không thể là biện pháp hiệu quả.
• Thật chất đây là cách gọi mang màu sắc đơn giản hóa và dễ nhớ chứ thật chất đó là những kỹ năng cơ bản trong nghề nghiệp (thậm chí là hiểu biết), những kỹ năng thuộc về chuyên môn - nghiệp vụ. Kỹ năng "cứng" (hard skils) ở nghĩa trái ngược với Kỹ năng mềm có thể xuất hiện trên bản lí lịch, khả năng học vấn của một cá nhân, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.
• Trong thực tiễn tuyển dụng, người tuyển dụng không còn quá chú ý và bị ấn tưởng với hàng loạt bằng cấp của ứng viên, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến những Kỹ năng "mềm" mà ứng viên có được vì đó mới là điều làm cho ứng viên làm việc và hiệu quả dựa trên những gì thuộc về phần "cứng" đã có trước đó.
• Những nghiên cứu ở lĩnh vực nghề nghiệp đã cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những Kỹ năng mềm họ được trang bị [2]. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự khi con người phải biết kết hợp cả hai nhóm kỹ năng này một cách hiểu quả, nhuần nhuyễn.
Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có một mô hình kỹ năng nghề khác nhau. Tuy vậy, cũng chính trong việc xác định kỹ năng nghề thì những kỹ năng cơ bản và đặc trưng mang tính chuyên môn - nghiệp vụ và những kỹ năng mềm cũng chưa được phân định rách ròi.
Nhưng một thực tế không thể phủ nhận là ở mỗi một nghề nghiệp sẽ có những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và những kỹ năng hỗ trợ nghề nghiệp theo hướng giúp chủ thể nghề nghiệp thích ứng - thích nghi, dễ hòa nhập với môi trường mang tính "Xã hội", chủ động và linh hoạt để vận dụng - triển khai kỹ năng nghề nghiệp đó chính là Kỹ năng mềm. Và lẽ đương nhiên, mỗi nghề nghiệp khác nhau không thể có những Kỹ năng mềm giống nhau.
Kỹ năng mềm còn mang nghĩa là kỹ năng quan hệ với con người và tương tác hiệu quả khi đặt nó trong những nghề nghiệp có đối tượng là con người hoặc những nghề nghiệp mang tính chất xã hội và cộng đồng rất cao thì Kỹ năng mềm cần được hiểu theo nghĩa mới. Có một vài Kỹ năng mềm ở các ngành nghề khác (theo hướng tương tác hiệu quả với người khác hay nhóm) sẽ trở thành Kỹ năng nghề nghiệp được xem là "cứng". Vì vậy, có hai khuynh hướng sẽ xảy ra: có những kỹ năng khác sẽ trở thành Kỹ năng mềm của nghề ấy và số lượng Kỹ năng mềm có thể ít đi hoặc được bổ sung lấp đầy; hoặc là những kỹ năng nền của các kỹ năng quan hệ - tương tác với con người của nghề ấy sẽ trở thành Kỹ năng mềm.
————————
Tài liệu tham khảo
1. Guilford J.P, Creative American Psychologist, 1950.
2. Jame C.Hansen, How to be Success in the job, Allyn and Bacon, ine, 1998.
Tác giả bài viết: Ý Tưởng Việt
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn