Trong lịch sử phát sinh, phát triển loài người có một thực tế đã được chứng minh, con người không tồn tại và hoạt động một cách đơn lẻ mà luôn gắn vào các nhóm xã hội. Hoạt động và giao tiếp trong nhóm là nhu cầu không thể thiếu của con người ngay từ khi sinh ra đến những năm tháng cuối cùng của cuộc đời. Theo A. Comte (1798 - 1857), ông cho rằng cá nhân là một thực thể xã hội, không có con người biệt lập, không có con người phi xã hội. Như vậy nhóm nẩy sinh cũng là một đòi hỏi tất yếu từ phía con người.
Trong hoạt động lao động sản xuất cũng vậy, việc con người liên kết lại với nhau thành những nhóm, tập thể để cùng nhau tiến hành những hoạt động lao động chung cũng là một tất yếu khách quan. Đặc biệt ngày nay khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, quá trình phân công lao động và chuyên sâu hoá lao động ngày càng sâu sắc, hình thái sản xuất dây chuyền được áp dụng vào trong quá trình làm ra sản phẩm lao động, do vậy người lao động trong quá trình sản xuất đó không thể hoạt động riêng lẻ mà buộc phải liên kết với nhau thành những nhóm, tập thể sản xuất. Việc các cá nhân kết lại với nhau thành nhóm, tập thể trong quá trình lao động sản xuất không ngoài mục đích là làm ra ngày càng nhiều sản phẩm lao động hơn và làm giàu hơn nhân cách của chính bản thân mình.
I. Trong bài viết của mình, PGS Trần Trọng Thuỷ khẳng định: “Trong lĩnh vực sản xuất, tập thể cho phép làm được nhiều điều hơn so với từng cá nhân riêng lẻ thực hiện. Những hành động của tập thể chiếm ưu thế to lớn đối với những nỗ lực cá nhân tách rời nhau ra. Ngoài ra khi được gia nhập vào một tập thể lao động là nguồn gốc của những rung cảm sung sướng là một bộ phận không thể tách rời của đời sống tinh thần con người."
Bầu không khí tâm lý là một khái niệm của tâm lý học xã hội, hiện có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau tuỳ theo cách tiếp cận của các nhà tâm lý học, tuy nhiên, phần lớn mọi người đều thống nhất chung quan điểm cho rằng:
Như vậy, qua định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng bầu không khí tâm lý trong một tập thể sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với các mối quan hệ người - người được diễn ra trong tập thể, trong quá trình lao động sản xuất và sự tổ chức lao động của tập thể.
Làm được điều này bởi trong một tập thể có bầu không khí tâm lý thuận hoà, được tổ chức một cách chặt chẽ với những tình cảm tích cực, đoàn kết là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực thông qua sự phát triển nhân cách, năng lực của cá nhân một cách đầy đủ nhất, giúp cá nhân đó tự điều chỉnh cách giao tiếp ứng xử của mình sao cho phù hợp với yêu cầu, mục đích chung của tập thể.
Trái lại, ở một tập thể mà bầu không khí tẻ nhạt, căng thẳng sẽ tạo ra cảm xúc, tâm trạng tiêu cực cho các thành viên, dễ dàng hình thành nên các nhóm không chính thức, đối nghịch với tập thể. Trong tập thể này, cá nhân ít gắn bó với tập thể, ít có sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, nảy sinh nhiều mâu thuẫn nội bộ, hay xẩy ra cãi lộn, đấu đá.
Trong thực tế sản xuất cho thấy rằng, ở mọi tập thể với bầu không khí tâm lý càng tích cực bao nhiêu, cá nhân trong tập thể quan hệ với nhau thân thiện bao nhiêu thì khối lượng và chất lượng sản phẩm càng cao bấy nhiêu mối quan hệ của con người với lao động càng tốt hơn, việc thực hiện các quy chế lao động như kỷ luật lao động, ý thức trách nhiệm của từng cá nhân đối với sản phẩm của mình, việc đảm bảo an toàn lao động ở tập thể đó càng tốt bấy nhiêu.
Svenciskij A. L (nhà tâm lý học người Mỹ) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra: Ở một xí nghiệp được chọn để nghiên cứu, người ta thấy rằng trong những đội sản xuất có những mối quan hệ nội bộ ở trình độ cao, chỉ có 3% công nhân vi phạm kỷ luật, trong khi đó ở một đội sản xuất khác, có mối quan hệ nội bộ kém thì thường xuyên có hiện tượng vi phạm kỷ luật như đi làm muộn, lãng phí thời gian, coi thường trách nhiệm cá nhân với lao động, số người vi phạm kỷ luật lao động lên tới 38%. Như vậy có thể nói:
Sức mạnh tập thể không phải là phép cộng các sức mạnh của những cá nhân riêng lẻ mà là sự thống nhất hữu cơ, biện chứng cho phép tập thể đó giải quyết được những nhiệm vụ lớn lao mà nhiều các nhân không làm được.
M.A. Dougall (nhà tâm lý học Mỹ) trong cuốn "Trí tuệ tập thể" đã nhận xét: "Khi người ta cùng nhau suy nghĩ, cùng nhau rung cảm hoặc hành động thì quá trình tư duy và cách ứng xử của từng cá nhân trong tập thể sẽ rất khác so với quá trình tư duy và xử sự của người đó khi cùng gặp một hoàn cảnh y như thế nhưng chỉ là đơn độc".
A. G. Kovaliop nhà tâm lý học xã hội người Nga đã nhận xét "Dù muốn hay không, tinh thần chung của tập thể cũng thấm vào từng các nhân. Do sự tiếp xúc với mọi người trong tập thể sản xuất, nhân cách cá nhân sẽ biến chuyển cả tâm thế, thái độ, tình cảm trước đây của cá nhân”.
II. Bằng những luận điểm trên chúng ta có thể khẳng định rằng - Bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động sản xuất có vai trò hết sức quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định tới năng suất chất lượng lao động của từng thành viên nói riêng và toàn tập thể nói chung. Tuy nhiên nếu dừng lại ở đây thì phép chứng minh trên vẫn chưa làm sáng tỏ vấn đề. Vì vậy, chúng ta tiếp tục tìm hiểu các yếu tố quy định bầu không khí tâm lý trong tập thể. Như phần trên đã nêu:
Trong mối quan hệ này chúng ta thấy rằng phong cách làm việc của người lãnh đạo có ảnh hưởng to lớn đến bầu không khí tâm lý xã hội của tập thể. Khi người lãnh đạo biết đánh giá, khen thưởng và xử phạt một cách công bằng, khách quan và đúng mức đối với các thành viên thì người lãnh đạo đó sẽ khích lệ được mọi người hăng hái làm việc với năng xuất và chất lượng cao hơn. Trong khi người lãnh đạo thành công là người đem hết năng lực của mình ra làm việc, tạo cho người lao động có cảm giác họ làm việc cho công ty như làm cho chính bản thân mình.
Trong một nghiên cứu được tiến hành người ta thấy rằng trong một xí nghiệp có những mâu thuẫn giữa các nữ công nhân với nhau nên năng suất lao động ở xí nghiệp đó năng xuất lao động bị giảm sút, qua trắc nghiệm người ta phát hiện có những người có ác cảm với nhau. Sau khi người ta bố trí lại vị trí lao động theo những đặc trưng mối quan hệ cá nhân - cá nhân (xếp những người có thiện cảm với nhau làm việc gần nhau, những người có ác cảm với nhau làm xa nhau) thì thấy rằng mâu thuẫn chấm dứt, năng suất lao động được nâng lên. Qua ví dụ trên ta thấy rằng:
Trái lại, nếu mối quan hệ của những người đó là thù địch, ác cảm... sẽ tạo ra một bầu không khí tâm lý năng nề, u ám, căng thẳng và từng thành viên hoạt động trong bầu không khí đó sẽ mất dần ý chí làm việc, chán nản giảm sút năng suất, làm ra sản phẩm kém chất lượng thậm chí sẽ dẫn tới những trường hợp bất hạnh.
Ngược lại, công việc được giao không phù hợp với năng lực chuyên môn, sở thích thì người lao động sẽ làm việc miễn cưỡng, bực bội, thiếu nhiệt tình và không kích thích sự sáng tạo, thậm chí còn nảy sinh trạng thái tiêu cực, chán ghét công việc dẫn tới năng suất lao động giảm sút.
Nhu cầu này của họ nếu được thoả mãn sẽ là những yếu tố kích thích bên trong đối với hoạt động của cá nhân, là nguồn gốc của hứng thú, của tính tích cực của người đó trong lao động.
Như vậy, trong mối quan hệ giữa người lao động đối với công việc thì việc người lao động được phân công, sắp xếp làm những công việc phù hợp với khả năng, năng lực và hứng thú của mình đồng thời người lao động được đánh giá đúng công sức, năng lực mà họ đã bỏ ra sẽ là nhân tố quan trọng tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực, thúc đảy người lao động hăng say làm việc, phát huy hết khả năng của mình.
Qua phân tích trên chúng ta thấy ý nghĩa quan trọng của bầu không khí tâm lý đối với kết quả lao động của từng người lao động nói riêng và toàn tập thể lao động nói chung. Nhận thức được đầy đủ và sâu sắc ý nghĩa của bầu không khí tâm lý sẽ là một lợi thế đối với bất kỳ nhà quản lý nào mong muốn nâng cao được thành tích lao động của doanh nghiệp.
• Đào tạo - Tập huấn nhân sự - Phát triển nguồn nhân lực
• Báo cáo chuyên đề - chăm sóc tinh thần người lao động
• Tư vấn tâm lý - chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người lao động ở các tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp, công ty
Tác giả bài viết: Ý Tưởng Việt tổng hợp
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn